Những Lưu Ý Khi Thiết Kế Backdrop Sân Khấu Sự Kiện
I. Tổng quan về backdrop
1.1. Backdrop là gì?
Backdrop hay còn được gọi là phông nền, là một ấn phẩm sự kiện thường được đặt ở vị trí sảnh đón khách hoặc chính giữa sân khấu. Nó chứa đựng những thông tin quan trọng như: tên chương trình, logo của ban tổ chức và nhà tài trợ. Backdrop có thể được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, tùy thuộc vào tính chất của sự kiện mà chúng ta sẽ chọn loại backdrop phù hợp.
1.2. Các loại backdrop cơ bản
Theo chức năng và mục đích sử dụng, backdrop có thể được chia thành 3 loại cơ bản như sau:
Tường background đêm nhạc Kara Sing Now 2022
Backdrop lễ tân: Được đặt ở mặt sau bàn tiếp khách, bàn lễ tân. Nhiệm vụ của loại backdrop này là tạo ra sự ấn tượng đầu tiên và nâng cao tính thẩm mỹ cho khu vực tiếp khách. Do đó, trên backdrop lễ tân cần chứa những thông tin như logo, tên doanh nghiệp, câu slogan và hình ảnh thu hút để khách hàng có thể nhớ lâu và cảm thấy dễ chịu.
Backdrop để chụp hình: Loại backdrop này thường được sử dụng trong các buổi chụp ảnh chân dung, sản phẩm, quay TVC quảng cáo hoặc các buổi chụp cưới, sinh nhật, lễ kỷ niệm. Backdrop để chụp hình có thể được làm từ vải, nhựa PVC hoặc các chất liệu khác.
Backdrop sự kiện: Là loại backdrop được sử dụng trong các sự kiện như hội nghị, triển lãm, khai trương, buổi ra mắt sản phẩm,... Loại backdrop check in này thường được thiết kế theo chủ đề của sự kiện đó, có thể là các hình ảnh, logo, thông điệp hoặc hình ảnh sản phẩm. Mục đích chính của backdrop sự kiện là giúp tạo nên một không gian nổi bật, ấn tượng và thể hiện được thông điệp cần truyền tải đến khán giả.
1.3. Lợi ích của backdrop sự kiện mang lại
Thiết kế backdrop cho sự kiện không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sự hoành tráng, thu hút sự chú ý của khách tham dự, mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như:
- Sử dụng backdrop giúp tạo sự chuyên nghiệp và thu hút sự chú ý của khách hàng, khách mời, hoặc người xem.
- Với việc in logo, slogan, thông điệp quảng cáo, hình ảnh sản phẩm lên backdrop có thể giúp quảng bá thương hiệu một cách hiệu quả.
- Ngoài ra, khách mời sẽ dễ dàng tương tác với backdrop, chụp ảnh và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội, giúp lan tỏa thông tin và phát triển thương hiệu.
II. Những lưu ý khi thiết kế backdrop sân khấu sự kiện
2.1. Xác định mục đích của sự kiện
Nếu bạn không biết rõ mục đích sử dụng của backdrop thì có thể sẽ dẫn đến việc thiết kế không phù hợp với chủ đề hoặc không gây được ấn tượng cho khán giả. Ví dụ, nếu sự kiện của bạn là một buổi tiệc tối, bạn có thể sử dụng màu sắc và ánh sáng tối màu để tạo ra một không gian sang trọng và ấn tượng. Còn nếu sự kiện của bạn là một buổi triển lãm, bạn có thể sử dụng hình ảnh và văn bản để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.
2.2. Tìm hiểu về địa điểm đặt backdrop
Trước khi thiết kế backdrop, bạn cần khảo sát và tìm hiểu kỹ về địa điểm tổ chức sự kiện để xác định vị trí treo và kích thước backdrop phù hợp với môi trường xung quanh. Ngoài ra, nơi treo backdrop cũng phải thoáng, không bị che chắn bởi đạo cụ hay những vật cản trở khác.
Nếu địa điểm tổ chức sự kiện đã cung cấp sẵn khung treo backdrop thì bạn chỉ cần thiết kế, in ấn, việc lắp đặt sẽ nhanh chóng và giá thành cũng sẽ rẻ hơn. Ngược lại, nếu không có sẵn, bạn cần có phải chuẩn bị từ A đến Z như thuê hoặc tự tạo ra khung treo mới để đáp ứng được mục đích của sự kiện.
2.3. Xác định nội dung và chủ đề
Nội dung trên backdrop: Thường là logo, slogan hoặc thông điệp của sự kiện. Logo giúp người tham gia dễ dàng nhận biết và ghi nhớ về sự kiện, trong khi slogan hoặc thông điệp sẽ góp phần tạo nên sự thu hút và gây ấn tượng cho khán giả.
Xác định nội dung trên backdrop
Ví dụ:
Logo của sự kiện World Cup là hình tròn có chữ "FIFA World Cup" và hình ảnh chiếc cúp. Đây là logo truyền thống của giải đấu này, giúp người xem dễ dàng nhận biết và liên tưởng đến giải đấu này.
Slogan của sự kiện Olympic là "Citius, Altius, Fortius" (nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn). Slogan này thể hiện tinh thần cạnh tranh và phấn đấu trong thể thao và đã trở thành biểu tượng của Olympic.
Thông điệp của sự kiện Earth Hour là "Tắt đèn, Bật tương lai". Thông điệp này khuyến khích mọi người tắt điện trong một giờ để tạo ra sự chú ý và nâng cao ý thức về việc bảo vệ môi trường và giảm lượng khí thải carbon.
Chủ đề trên backdrop: Thường được thiết kế dựa theo phong cách và ý tưởng chính của sự kiện. Ví dụ, nếu sự kiện về đầu tư bất động sản, thì chủ đề trên tấm background có thể là những tòa nhà chọc trời sang trọng, đẳng cấp.
2.4. Thiết kế nội dung bên trong backdrop
- Lựa chọn hình ảnh và văn bản phù hợp
Sau khi có nội dung và chủ đề, việc lên ý tưởng cho thiết kế backdrop sẽ dễ dàng hơn. Ví dụ, nếu chọn loại backdrop cho Year End Party với nội dung "Vươn tới thành công", ý tưởng chung sẽ tập trung vào sự đoàn kết, màu sắc tươi sáng và các yếu tố trang trí thể hiện sự đoàn kết và chinh phục thử thách.
Ngoài ra, khi thiết kế, càng đơn giản và ít chữ càng tốt. Việc trình bày quá nhiều thông tin trên hình nền sân khấu sẽ khiến khách tham dự bị nhàm chán và không thể đọc đến cuối. Do đó, giữ phần nội dung của backdrop sự kiện ở mức tối thiểu nhất có thể. Mục đích chính của phông nền là truyền tải thông điệp một cách sinh động và rõ ràng, chứ không phải liệt kê tất cả nội dung chương trình. Một mẫu backdrop sự kiện hiệu quả chỉ cần bao gồm logo, tên doanh nghiệp, mô tả ngắn gọn về chương trình, nội dung hoặc một số thông tin ngắn khác.
- Thiết kế font chữ phù hợp
Không gian sự kiện có thể rất lớn, vì vậy bạn cần đảm bảo nền backdrop có thể nhìn thấy được từ xa. Sử dụng phông chữ dễ đọc, in đậm và kích thước lớn cho nội dung quan trọng.
Tránh sử dụng phông chữ mỏng hoặc phông chữ có thiết kế quá rườm rà khiến văn bản khó đọc. Ngoài ra, hãy cẩn thận để không làm mờ chữ khi sử dụng hình ảnh làm nền backdrop sự kiện.
- Bổ sung yếu tố đồ họa
Yếu tố đồ họa sẽ giúp mẫu phông nền sự kiện bắt mắt và ấn tượng hơn. Nhưng đừng quá lạm dụng. Bởi vì chỉ khi hình ảnh được sử dụng chưa đủ để truyền tải ý nghĩa thì người ta mới cần kết hợp thêm yếu tố đồ họa.
Bạn cần lưu ý đến bố cục, tỷ lệ, không để chúng vượt quá 1/3 không gian ấn phẩm. Vì sẽ khiến backdrop trở nên rối mắt. Ngoài ra các yếu tố được sử dụng không mang tính phổ thông, đại trà và phải thực sự tạo nên điểm nổi bật.
2.5. Xác định kích thước backdrop
Một số kích thước tiêu chuẩn thường được sử dụng để giúp background sân khấu đẹp mắt:
- Sự kiện nhỏ, buổi liên hoan, gặp mặt: 2.4m x 1.2m
- Sân khấu nhỏ, liên hoan ra mắt phim: 4m x 2.4m
- Buổi tiệc, sự kiện lớn, có nhiều khách mời: 2.4m x 3m
- Sự kiện có quy mô lớn nhỏ: 2.4m x 3.6m
- Backdrop trải dài, dành cho sự kiện thảm đỏ: 2.4m x 6m
Ngoài ra, hiện nay có một loại backdrop phổ biến được sử dụng là backdrop illustrator hoặc màn hình led backdrop. Kích thước của loại ấn phẩm này được đo bằng độ phân giải hoặc tỉ lệ của màn hình.
Lựa chọn kích thước backdrop sự kiện phù hợp
Lưu ý, kích thước của backdrop cũng không bắt buộc phải theo tỉ lệ chuẩn nêu trên, người thiết kế có thể sáng tạo nhiều hình dáng backdrop khác nhau, không nhất thiết phải theo một khuôn mẫu cố định, nhằm tạo nên sự độc đáo và ấn tượng cho sự kiện.
2.6. Chọn chất liệu làm backdrop phù hợp
Có nhiều loại chất liệu in backdrop sân khấu đẹp được sử dụng cho các sự kiện, trong đó:
Backdrop hiflex: Đây là loại chất liệu in ấn thiết kế đơn giản, chi phí thấp nên được sử dụng phổ biến trong các sự kiện nhỏ và trung bình.
Backdrop in trên chất liệu PP: Chất liệu này đẹp hơn và bền hơn Hiflex, nhưng chi phí lại cao hơn nên ít được sử dụng.
Backdrop bằng màn hình Led: Được sử dụng cho các sự kiện lớn, loại này cho phép người tổ chức sáng tạo tự do.
Backdrop là màn chiếu: Hiện nay ít được sử dụng do khó tìm máy chiếu và màn hình chiếu rộng.
Backdrop in trên chất liệu mica: Loại này có giá thành thấp, nhưng khó vận chuyển, bảo quản và thi công.
Backdrop bằng chất liệu gỗ: Loại backdrop này có thể tạo ra hiệu ứng thị giác độc đáo, sang trọng và ấn tượng. Tuy nhiên, chúng thường rất nặng và khó di chuyển.
Backdrop gỗ trong sự kiện The Next Journey
Backdrop vải: Chất liệu vải có thể thêm các chi tiết thêu, ren, dệt kim hoặc in bằng kim loại để tạo ra hiệu ứng thị giác đặc biệt và làm nổi bật sự kiện của bạn. Tuy nhiên, vải không chống nước và có thể dễ dàng bị nhăn, nếu không được bảo quản và sử dụng đúng cách.
Backdrop tre: Loại backdrop này tạo ra hiệu ứng tự nhiên, gần gũi và tạo cảm giác dễ chịu cho người xem. Tuy nhiên, chúng cần được bảo quản và sử dụng đúng cách để tránh bị ẩm mốc và hư hỏng.
Backdrop bằng giấy decal: Loại backdrop này thường được in ấn trên giấy decal và dán lên tường hoặc backdrop khung kim loại. Thông thường lại backdrop này được sử dụng cho các sự kiện quảng cáo hoặc triển lãm.
III. Các câu hỏi thường gặp liên quan đến backdrop sự kiện
Sân khấu là gì?
Sân khấu là nơi tổ chức các sự kiện như: hội thảo, tất niên, gala dinner và các hoạt động giải trí khác. Đây là không gian để các nghệ sĩ, diễn giả, MC có thể trình diễn và giao lưu với khán giả. Sân khấu thường có hệ thống ánh sáng, âm thanh và thiết bị kỹ thuật để tạo ra một không gian tương tác và tạo cảm xúc cho khán giả.
Có nên thêm logo hay slogan của nhãn hàng trên backdrop không?
Câu trả lời là nên thêm logo và slogan lên backdrop để có thể giúp tăng tính nhận diện thương hiệu và quảng bá doanh nghiệp tốt hơn.
Cần chuẩn bị những gì khi thiết kế backdrop cho sân khấu sự kiện?
Khi thiết kế backdrop cho sân khấu sự kiện, cần phải chuẩn bị những thông tin cơ bản về kích thước, chủ đề, màu sắc, nội dung sự kiện và cả không gian sân khấu. Ngoài ra, còn cần chuẩn bị các vật liệu và trang thiết bị cần thiết để thực hiện thiết kế.
Làm thế nào để tối ưu hóa chi phí thiết kế backdrop?
Để có thể tối ưu hóa chi phí thiết kế backdrop bằng cách tìm kiếm các nhà cung cấp chất lượng với giá cả phù hợp. Bạn cũng có thể chọn chất liệu như vải và thiết kế backdrop đơn giản để tiết kiệm chi phí.
Thời gian hoàn thành một mẫu backdrop thường là bao lâu?
Thời gian hoàn thành một mẫu phông sự kiện thường tùy thuộc vào độ phức tạp và kích thước của thiết kế, cũng như số lượng backdrop cần sản xuất. Thông thường, thời gian hoàn thành một mẫu backdrop có thể từ 2-3 ngày cho những thiết kế đơn giản và từ 3-5 ngày cho những thiết kế phức tạp.
Cách làm backdrop sự kiện?
5 bước cơ bản làm backdrop sự kiện mà bạn có thể thử như sau:
- Xác định ý tưởng và thiết kế
- Chuẩn bị vật liệu và công cụ như: vải, giấy, bảng foam, kéo, dao cắt, băng dính, dụng cụ cố định
- Cắt, lắp ráp
- Trang trí và hoàn thiện
- Kiểm tra cũng như điều chỉnh
Backdrop và background khác nhau như thế nào?
Backdrop: là một tấm bạt hoặc bề mặt được dựng sau sân khấu hoặc khu vực trình diễn để tạo nền cho các hoạt động trên sân khấu.
Background: Là phần nền hoặc môi trường xung quanh một khu vực. Background không chỉ tồn tại trong sân khấu, mà còn trong nhiều bối cảnh khác nhau như trong nhiếp ảnh, trang web, thiết kế đồ họa.
Tóm lại, background và backdrop đều là những yếu tố quan trọng trong việc tạo ra không gian và môi trường cho các hoạt động trình diễn và hình ảnh.
In backdrop 3D trên chất liệu nào là phù hợp?
Một số chất liệu phổ biến để in backdrop 3D là: nhựa PLA (dễ phân huỷ), nhựa ABS (va đập tốt), nhựa PETG (trong suốt),...Ngoài ra, còn có thể sử dụng các vật liệu khác như gỗ, kim loại, sợi styrofoam.
Xem thêm: Dịch vụ tổ chức sự kiện chuyên nghiệp
Trên đây là những lưu ý cơ bản khi thiết kế backdrop sân khấu sự kiện. Hy vọng qua bài viết này, Thiên An Media đã giúp bạn có thêm kiến thức và ý tưởng để tạo ra những thiết kế tuyệt vời nhất cho sự kiện của doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm một công ty tổ chức sự uy tín, chuyên nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.